MÔ TẢ CHI TIẾT
Rượu mùi Ricard Pastis rất phổ biến tại Pháp.
Lịch sử thành công
Trong những năm 1920, sau khi chính phủ Pháp cấm đưa cây ngải đắng (1915) vào các loại rượu mùi hồi do sự cố nhiễm độc ngải đắng. Trong bối cảnh này, Paul Ricard đã thực hiện “công thức pha chế”, bằng cách cho thêm các nguyên liệu truyền thống từ rễ cây cam thảo để hoàn thiện đặc tính.
Ông đã dùng tên mình để đặt tên cho loại đồ uống này. Chính vì vậy đã dẫn tới sự ra đời của “Ricard, loại Pastis thực sự của Marseille”. Vào năm 1938, số lượng bán ra đã đạt đến hơn 2,4 triệu l��t. Tập đoàn Ricard xuất hiện năm 1962 tại Bourse. Sau 20 năm, Ricard tổ chức kỉ niệm chai Ricard thứ 1 tỷ được bán ra thị trường.
Dẫn đầu thế giới rượu hồi
Ricard là nhãn hiệu rượu mạnh thứ 2 tại Châu Âu. Sự thành công của nhãn hiệu hiệu này không hề suy giảm: với thông kê năm 2006-2007, tổng doanh số bán ra trên toàn thế giới tăng 2%. Tại Pháp, Ricard ghi nhận mức tăng trưởng 3,6%. Nhãn hiệu này dẫn đầu với hơn 40% thị trường tiêu thụ, nằm trong top những loại rượu mạnh hàng đầu, với 11,4% thị trường.
Trong phạm vi đa quốc gia, nhãn hiệu này được đặt ở nhiều nước trên thế giới. Dẫn đầu trong các loại rượu rượu mạnh tại Bỉ và Luxembourg, Ricard nổi tiếng với thành công vang dội ở Canada, Đức, & Hà Lan, cũng như Anh và Đông Âu.
Công thức duy nhất. Sự tìm kiếm tinh tế
Ricard quản lý hoàn toàn dây chuyền sản xuất pastis, từ khâu lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất đến khâu xử lý cuối cùng, theo công thức bí mật được giữ kín. Sự đòi hỏi về chất lượng luôn là sự trăn trở không ngừng.
Với mỗi chai Ricard, phải thực hiện kiểm tra 50 lần, từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm sau cùng (chưa đóng chai). Quá trình sản xuất được quản lý chặt chẽ nghiêm khắc bởi các chuyên gia của Ricard. Trong năm 2001, Ricard là doanh nghiệp chế biến thực phẩm đầu tiên của Pháp nhận được 3 bằng chứng nhận về Chất Lượng – An Toàn – Môi Trường.
Nghiên cứu thị trường cẩn trọng
Với tài giao tiếp đặc biệt, Paul Ricard bắt đầu với ý tưởng quảng cáo thực sự sáng suốt, với những chiến dịch để lại dấu ấn trong thời kỳ này. Vào năm 1932, ông tự mình thiết kế chiếc nhãn mác đầu tiên, mà sau đó xuất hiện trong áp phích quảng cáo đầu tiên của Ricard.
Với những kỳ nghỉ đầu tiên, nước Pháp đã khám phá Provence & Ricard. Năm 1938, xí nghiệp bắt đầu công cuộc chinh phục Paris thông qua một chiến dịch quảng cáo với tầm cỡ quốc gia.
Ngày nay, tính chính xác & tính sáng tạo luôn đi cùng nhau. Chiến dịch 2006 “Un Ricard, un Vrai” nổi tiếng như một bước thành công đột phá.
Nhân dịp 75 năm thành lập thương hiệu này năm 2007, Ricard đã tạo ra làn sóng quảng cáo trên áp phích cùng chiến dịch tuyên truyền trên mạng lưới phát thanh.
Một loạt đối tượng “Plein Air”, thiết kế bởi nhà thiết kế Robert Stadler, và 4 chai Collector nổi tiếng cùng sự kiện này.
Người tiên phong trong việc tài trợ cho các hoạt động xã hội
Paul Ricard là người bắt đầu xu hướng tài trợ cho các hoạt động xã hội của các công ty tại Pháp. Trong lĩnh vực môi trường, ông là người đã sáng lập ra viện hải dương học Paul Ricard năm 1966, nhằm tuyên truyền hiểu biết & bảo vệ môi trường biển.
Tên của ông vẫn còn tồn tại như một tùy viên của hiệp hội thuyền buồm Paul Ricard, với chiếc thuyền ba thân của Eric Tabarly phá vỡ kỷ lục vượt qua biển Atlantique năm 1980.
Hiệp hội Ricard mãi mãi ghi nhớ người sáng lập tập đoàn. Sự sáng lập xí nghiệp Ricard đã giúp những nhà thiết kế trẻ tự khẳng định mình trong tất cả các dạng nghệ thuật hiện đại.
Từ hơn 16 năm nay, đã có rất nhiều buổi hòa nhạc miễn phí do Ricard S.A tổ chức. Buổi trình diễn nhạc sống với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ lớn, vào năm 2006, nhân dịp viện hải dương học Paul Ricard kỉ niệm 40 năm thành lập.
“Tôi chưa bao giờ tiết kiệm giấc mơ cả”, Paul Ricard tự hào nói. Câu chuyện thành công vẫn còn tiếp tục.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.